Đại Thịnh Phát là đơn vị thiết kế và thi công sân thể thao hàng đầu tại Việt Nam. Thi công đường chạy điền kinh, đường chạy tổng hợp là một trong những thế mạnh của công ty chúng tôi. Với đội ngũ thiết kế và thi công chuyên nghiệp, chúng tôi cam kết đem lại một đường chạy tổng hợp đạt tiêu chuẩn tập luyện, thi đấu trong nước cũng như quốt tế.
1. Tìm hiểu về đường chạy tổng hợp, đường chạy điền kinh
Đường chạy tổng hợp hay đường chạy điền kinh là một dạng mặt thảm sàn đàn hồi, có cấu tạo từ cao su (SBR và EPDM) và keo Poly Urethane (PU) hai thành phần có khả năng chống tia cực tím cho tuổi thọ từ 10 – 15 năm nếu được thi công, bảo trì tốt.
Các thông số cơ bản của đường chạy tổng hợp đã được chứng nhận bởi Liên đoàn điền kinh quốc tế (IAAF) như sau:
- Độ dày: 13mm
- Độ giảm sốc: 39%
- Biến dạng theo chiều dọc: 1,6mm
- Lực căng 0,7 Mpa
- Độ nhám: 0,58
Cấu tạo đường chạy điền kinh: Bề mặt có 4 lớp. Độ dầy từ 5 đến 10 mm.
- Lớp 1: Lớp keo kết dính bề mặt Primer (Lăn 1 lần bằng Rulo).
- Lớp 2: Lớp hạt cao su SBR và keo PU Binder. Độ dầy: 5-10 mm ( cán 1 lần bằng máy chuyên dụng).
- Lớp 3: Lớp bột màu, hạt mầu và keo PU (Phun 1 lần bằng máy chuyên dụng).
- Lớp 4: Kẻ vạch line.
2. Quy trình thi công đường chạy điền kinh
2.1. Chuẩn bị nền hạ
Yêu cầu nền hạ của đường chạy giống như phần lớn các sân thể thao khác đó là: Cần xử lý mặt nền đất, cát một cách kỹ càng. Loại bỏ những vật liệu hữu cơ: rễ cây, gốc cây, thảm cỏ..hoặc những vùng đất yếu, bùn…
Sau đó cho san ủi mặt đất, cát theo kích thước đường chạy ta định triển khai theo độ dốc thiết kế. Lu lèn chạy mặt đất, cát với độ chặt tối thiểu K=85.
Trải một lớp đá base hoặc đá 2×4 dày 10-15 cm, san ủi theo độ dốc, lu lèn chặt với độ chặt tối thiểu K=90
Tiến hành đổ bê tông hoặc thảm asphalt, tạo độ dốc theo thiết kế.
2.1. Thi công đường chạy tổng hợp (Thi công mới)
Tại Việt Nam, do điều kiện thời tiết nóng ẩm mưa nhiều, nên phương án đổ tại chỗ được ưu tiên sử dụng nhiều hơn so với phương án thi công tấm dán đúc sẵn dễ bị bong, rộp trong quá trình sử dụng.
Hiện nay, Thi công đường chạy điền kinh bằng phương pháp đổ tại chỗ có 3 phương pháo chính:
- Phương Pháp Spray Coat System thi công đổ tại chỗ – Cho sân chạy điền kinh tập luyện
- Phương pháp Sanwich System thi công đổ tại chỗ – Cho đường chạy điền kinh thi đấu.
- Phương pháp Full PU System thi công đổ tại chỗ – Cho đường chạy điền kinh thi đấu.
Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết các phương pháp thi công đường chạy điền kinh có những đặc điểm gì nhé.
2.1.1. Thi công đường chạy tổng hợp bằng phương pháo đổ tại chỗ Spray coat system
Đường chạy đổ tại chỗ Spray coat system có bề mặt Spray coat là loại bề mặt đạt tiêu chuẩn và dễ cài đặt. Đây là loại đường cung cấp hiệu năng tăng tốc vượt trội và có cường độ đàn hồi cao. Kết cấu bề mặt của đường chạy bao gồm có 4 lớp, độ dày từ 12.7 đến 13.7 mm. Các lớp của đường chạy, bao gồm:
- Lớp 1: Lớp keo kết dính bề mặt Primer (Lăn 1 lần bằng Rulo)
- Lớp 2: Lớp hạt cao su SBR và keo PU Binder. Độ dày: 10 – 11 mm (Dải 1 lần bằng máy chuyên dụng)
- Lớp 3: Lớp hỗn hợp PU đa thành phần, hạt EPDM. Độ dày: 2 – 2.7 mm (Phun 2 lần bằng máy chuyên dụng)
- Lớp 4: Kẻ line (Phun 1 lần bằng máy chuyên dụng)
đường chạy đổ tại chỗ Spray coat system được sử dụng phổ biến. Đây là loại đường phổ biến và phù hợp với khí hậu ở Việt Nam. Phương pháp thi công của loại đường này bao gồm:
- Được phủ 1 lớp 10mm hỗn hợp SBR và PU lớp đế
- Phun phủ lớp hỗn hợp đa thành phần, hạt và bột cao su EPDM tạo độ dày lên bề mặt khoảng 3mm
Phương pháp này đỡ tốn kém chi phí, thường được áp dụng cho trường học, khu vui chơi giải trí và lĩnh vực đào tạo
2.1.2. Thi công đường chạy điền kinh thi đấu bằng phương pháp đổ tại chỗ Sanwich system.
Đường chạy đổ tại chỗ Sanwich system được sử dụng chủ yếu cho việc chạy điền kinh thi đấu phục vụ tốt nhất cho các cuộc thi đấu đạt hiệu quả nhanh chóng. Kết cấu bề mặt Sanwich system có 5 lớp với độ dày từ 13,3 đến 14,9 mm.
Các lớp đường chạy thể thao của Sanwich system bao gồm:
- Lớp 1: Lớp keo kết dính bề mặt Primer (Lăn 1 lần bằng Rulo)
- Lớp 2: Lớp hạt cao su SBR và keo PU Binder. Độ dày: 10 – 11 mm (Dải 1 lần bằng máy chuyên dụng)
- Lớp 3: Lớp PU đa thành phần chống thấm bề mặt (Cán 1 lần bằng thanh cán chuyên dụng)
- Lớp 4: Lớp hỗn hợp PU đa thành phần, hạt EPDM. Độ dày: 3 – 4,9 mm (Phun 2 lần bằng máy chuyên dụng hoặc cán PU và trải hạt EPDM lên bề mặt)
- Lớp 5: Kẻ line (Phun 1 lần bằng máy chuyên dụng)
* Các bước thi công đường chạy đổ tại chỗ bằng phương pháp Sanwich system.
- Được phủ 1 lớp hỗn hợp SBR và PU lớp đế (dày 10mm).
- Cán phủ lớp hỗn hợp đa thành phần và bột EPDM để ổn định kết cấu lớp đế và chống thấm keo khi thi công lớp phủ bề mặt tiếp theo.
- Phun phủ hỗn hơp keo PU đa thành phần và bột EPDM tạo độ dày khoảng 3mm.
Phương pháp này khá cao cấp có giá thành ở mức trung bình và đã được IAAF cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn để tổ chức các giải điền kinh quốc tế
2.1.3. Thi công đường chạy đổ tại chỗ bằng phương pháp Full PU system
Bề mặt Full PU system chuyên dụng cho sân chạy điền kinh tiêu chuẩn IAAF, có tuổi thọ kéo dài ít nhất là 7 năm ngay cả trong môi trường khắc nghiệt nhất. Kết cấu của đường chạy đỏ tại chỗ Full PU system bao gồm 5 lớp khác nhau:
- Lớp 1: Lớp keo kết dính bề mặt Primer (Lăn 1 lần bằng Rulo)
- Lớp 2: Hỗn hợp PU đa thành phần + Hạt cao su SBR + Hạt cao su EPDM. Độ dày: 10 – 11 mm (Khuấy đều hỗn hợp và đổ tự san ra bề mặt sàn)
- Lớp 3: Bù trũng bề mặt (Khoang vùng trũng và bổ sung bằng PU đa thành phần)
- Lớp 4: Lớp hỗn hợp PU đa thành phần, hạt EPDM. Độ dày: 3 – 5 mm (Phun 2 lần bằng máy chuyên dụng hoặc cán PU và trải hạt EPDM lên bề mặt)
- Lớp 5: Kẻ line (Phun 1 lần bằng máy chuyên dụng)
Đường chạy đổ tại chỗ Full PU system là loại đường có hiệu suất đàn hồi cao đáp ứng cho các cuộc thi quốc tế và được quy chuẩn bởi IAAF
2.2 Sửa chữa và xử lý bề mặt đường chạy cũ.
Quy trình sửa chữa đường chạy tổng hợp cũ bao gồm các bước:
- Tháo dỡ bề mặt thảm nhựa cao su, thảm điền kinh bị bong rộp, hỏng.
- Tiến hành vệ sinh bề mặt sau khi tháo dỡ
- Tưới lớp bám dính mặt đường bằng nhủ tương
- Rải thảm mặt đường chạy bằng bê tông nhựa hạt mịn.
- Phun chất dẻo tổng hợp chuyên dùng
- Trộn hạt cao su SBR với keo một thành phần
- Thảm lớp hạt cao su đen SBR
- Bề mặt đường chạy sau khi thảm hạt cao su SBR
- Phun lớp hạt EPDM trộn PU lần 1
- Phun lớp hạt EPDM trộn PU lần 2
- Phun lớp keo liên kết chuyên dùng màu Xanh
- Trộn hạt EPDM với keo chuyên dùng
- Bề mặt đường chạy sau khi hoàn thiện phủ lớp hạt cao su EPDM
- Kể Line theo tiêu chuẩn thi đấu
- Đường chạy nhựa tổng hợp sau khi hoàn thiện
Đường chạy điền kinh được trải thảm cao su. Hiện nay không chỉ xuất hiện ở các sân vận động lớn của Quốc gia hay các sân vận động của các tỉnh, mà nó đã gần gũi hơn với người sử dụng khi được làm nhiều ở các trường học, các sân vận động quận huyện và đặc biệt ở các khu liên hợp thể thao trong các nhà máy, xí nghiệp lớn. Dù sử dụng phương án thi công nào, yếu tố quan trọng hơn để đem lại một sản phẩm chất lượng đó chính là nguyên vật liệu chính hãng, kỹ thuật thi công chuyên nghiệp. Sản phẩm đường chạy do Đại Thịnh Phát xây dựng được kiểm nghiệm đạt chất lượng của IAAF, đáp ứng các như cầu tập luyện, thi đấu của các giải điền kinh trong và ngoài nước.
Quý khách hàng có nhu cầu thi công đường chạy tổng hợp xin vui lòng liên hệ hotline: 0968 924242 để có được sự hỗ trợ tốt nhất.
Đại Thịnh Phát cho rằng chất lượng công trình đảm bảo, giá thành hợp lý và sự hài lòng của khách hàng là thành công của chúng tôi. Ngoài thi công đường chạy tổng hợp, chúng tôi còn thi công sân cỏ nhân tạo, thảm cỏ trải sân vườn, sân tennis, sàn thi đấu đa năng…